HỌC TIẾNG ANH TRẺ EM HIỆU QUẢ - PHẦN 2 | Violet Lien

 

tiếng anh trẻ em 20

Sau nhiều năm lãng phí vì học tiếng Anh không đúng cách, Violet đã tìm ra lộ trình học tiếng Anh thực tiễn nhất dành cho trẻ em. Bài viết này nằm trong chuỗi bài viết chia sẻ về lộ trình đó. Hôm trước mình đã viết một bài khá dài về GIAI ĐOẠN 1 rồi. Ngày hôm nay, chúng ta cùng trao đổi về GIAI ĐOẠN 2 nha.

****

Mình quan điểm rằng là việc chúng ta học tiếng Anh như việc chúng ta đang đi trồng một cái cây vậy. Các giai đoạn tiến bộ của các kỹ năng tiếng Anh tương ứng như 4 GIAI ĐOẠN phát triển của một cái cây: Giai đoạn ươm mầm, Giai đoạn cây non, Giai đoạn cây con phát triển thành cây trưởng thành, và Giai đoạn cây cho ra quả ngot.

Sau khi các em được rèn luyện khả năng phát âm thật chắc và kỹ, kết hợp với luyện nghe tiếng Anh thật vữngGIAI ĐOẠN 1, vậy tiếp theo các em sẽ được học gì ở GIAI ĐOẠN 2?

Để giúp các em chuẩn bị thật tốt cho việc luyện nói tiếng Anh, giai đoạn này OnE Language School sẽ giúp các em thu nạp thật nhiều INPUT. INPUT hay còn gọi là "đầu vào". Các em thử tưởng tượng là các em muốn nói một câu bằng tiếng Anh như "Tôi thường đến phòng tập gym vào mỗi cuối tuần" - mà các em không biết từ vựng, cách sắp xếp từ ngữ, các cụm từ...đó trong tiếng Anh là gì thì làm sao các em có thể diễn đạt câu trên bằng tiếng Anh được đúng không?

học tiếng anh trẻ em hiệu quả 7


Do đó, tại OnE Language School, giai đoạn này các em sẽ được tập trung tối đa cho các hoạt động thu nhận INPUT. Và INPUT ở đây tụi mình chia thành 4 PHẦN chính đó là:

                • VOCABULARY (Từ Vựng)
                • GRAMMAR (Ngữ Pháp)
                • COMMON PHRASES (Các cụm từ thông dụng)
                • STRUCTURES (Các cấu trúc câu)                                                         
tiếng anh trẻ em 1

một sự thậttrước khi các em muốn nói được và viết được điều gì bằng tiếng Anh, các em phải học và phải biết "cái điều em muốn nói và viết đó" được nói và viết trong tiếng Anh như thế nào, đúng không? Đó chính là việc các em cần INPUT - chính là đọc và nghe những từ, những cụm từ, những câu tiếng Anh đúng từ những nguồn tin cậy. Còn khi các em nói và viết những câu tiếng Anh đúng, thì các em đang tạo ra OUTPUT.

1. Tại sao các em cần INPUT?

Thứ nhất. Não bộ chúng ta sẽ tạo ra những từ, những câu khi giao tiếp dựa vào những từ, những câu mà nó đã từng nghe hoặc nhìn thấy (=INPUT). Do đó, để các em cải thiện khả năng tiếng Anh, các em cần “nạp” cho não bộ thật nhiều INPUT- thật nhiều từ vựng đúng, cụm từ đúng, câu đúng bằng tiếng Anh.

Các em cần nhớ, trước khi các em bắt đầu nói và viết tiếng Anh, não bộ của các em cần PHẢI được “cung cấp” ĐỦ từ vựng, cụm từ, câu tiếng Anh đúng !

Trước khi các em bắt đầu nói và viết tiếng Anh, não bộ của các em cần PHẢI được "cung cấp" ĐỦ từ vựng tiếng Anh đúng, cụm từ tiếng Anh đúng, câu tiếng Anh đúng!

Thứ hai. OUTPUT (Speaking và Writing) - khi các em chưa có đủ INPUT - thực sự là chưa quan trọng. Cứ cố gắng nói tiếng Anh, và viết tiếng Anh khi từ vựng của các em còn yếu, ngữ pháp thì lủng củng, câu cú chưa ra làm sao, các cụm từ để diễn đạt ý còn ít…thì đó tuyệt đối không phải là cách để các em cải thiện khả năng tiếng Anh của mình đâu. 

tiếng anh trẻ em 3

OnE Language School, với mỗi một học viên, khi các em đến và muốn tham gia khóa học, tụi mình đều tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và mục đích cuối cùng các em muốn khi học tiếng Anh là gì; thời gian các em có; và thời gian tự học của các em như thế nào; nền tảng kiến thức mỗi em ra sao… để tụi mình ghi chú lại, rồi sắp xếp lớp phù hợp, và điều chỉnh phương pháp tiếp cận. Hầu hết các em đều trả lời là muốn giao tiếp tiếng Anh tốt. Và thật ngạc nhiên, rất rất nhiều em học viên – ngay khóa đầu tiên - đã muốn được luyện nói tiếng Anh ngay, càng sớm càng tốt, rồi các em mong muốn thời lượng luyện nói trong một buổi học phải nhiều…Đây cũng là tâm lý chung của hầu hết mọi người khi học tiếng Anh.

Mình hiểu là ai trong chúng ta khi học một ngoại ngữ thì cũng đều mong muốn nhanh chóng nắm bắt được nó và nói được ngôn ngữ đó. Nhưng sự thật – các bạn biết không – đó là các em có thể hủy hoại khả năng tiếng Anh của mình nếu cứ cố tạo ra OUTPUT càng nhanh càng tốt, càng sớm càng tốt – tức là cứ cố luyện nói cho thật nhiều vào – mà không chuẩn bị đủ các từ vựng, cụm từ, cấu trúc câu đúng và chuẩn. Đó là một suy nghĩ thực sự sai lầm!

Các em cứ cố gắng luyện nói và luyện viết tiếng Anh trong khi từ vựng, cụm từ, câu cú tiếng Anh chưa tốt - thì các em có thể đang đi hủy hoại khả năng tiếng Anh của mình đấy!

2. INPUT ĐÚNG giúp các em thay đổi khả năng tiếng Anh ra sao?


Nếu các em đọc một vài cuốn sách chủ đề yêu thích bằng tiếng Anh, và đọc nhiều mẩu chuyện ngắn ưa thích bằng tiếng Anh; hoặc nếu các em nghe nhiều các đoạn hội thoại tiếng Anh hoặc nghe các bài nói dễ hiểu bằng tiếng Anh, các em sẽ thấy rằng tiếng Anh của các em dần trở nên tốt hơn. Các em sẽ bắt đầu sử dụng từ vựng và ngữ pháp mới vào trong các bài tập ở trường. Các em sẽ rất ngạc nhiên, nhưng những cụm từ tiếng Anh sẽ lần lượt xuất hiện khi các em viết và nói tiếng Anh.

Những thứ như thì quá khứ đơn, hay cách sử dụng từ "SINCE" sẽ trở thành một phần của con người em rồi. Các em có thể sử dụng những kiến thức này một cách tự động và tự nhiên, mà không cần phải đắn đo suy nghĩ. Những cụm từ đúng, từ vựng đúng, câu đúng cứ thế xuất hiện trong đầu các em.

tiếng anh trẻ em 3

Lúc này, thật dễ để các em sử dụng tiếng Anh, vì não bộ của chúng ta chỉ lặp lại những thứ mà nó đã thấy lặp đi lặp lại nhiều lần, và quen thuộc với nó. Bằng cách đọc một cuốn sách bằng tiếng Anh, đọc nhiều đoạn văn bằng tiếng Anh, các em đang đưa vào não bộ của mình hàng ngàn từ vựng đúng và câu đúng tiếng Anh. Bằng cách nghe những đoạn hội thoại bằng tiếng Anh, những bài nói bằng tiếng Anh, các em đang đưa vào não bộ của mình hàng ngàn cụm từ đúng, và câu giao tiếp đúng trong tiếng Anh.

Những INPUT ĐÚNG này sẽ trở thành một phần của các em. Làm sao các em có thể mắc lỗi và viết từ “gived” nếu các em đã thấy dạng quá khứ đúng của nó (=gave) 50 lần hoặc hơn trong cuốn sách tiếng Anh các em vừa mới đọc gần đây? Làm sao các em có thể mắc lỗi và nói câu “What does you do at the weekend?” nếu các em đã nghe câu hỏi đúng (=What do you do at the weekend?) cả trăm lần trong những đoạn hội thoại bằng tiếng Anh?

Các em chắc chắn sẽ nhận thấy được sự tiến bộ trong những bài kiểm tra tiếng Anh tiếp theo ở trường. Ví dụ như, trong những câu hỏi trắc nghiệm, các em sẽ “cảm nhận được” đâu chắc chắn là đáp án đúng, mặc dù có thể các em không giải thích được lý do tại sao em chọn đáp án đúng đó. Kiểu kiểu như các em có “linh cảm” vậy, và các em biết đó là đáp án đúng. Bởi vì các em đã gặp những câu/những từ như vậy nhiều lần rồi.

Điều này cũng đúng với từ vựng và ngữ pháp. Khi các em đọc sách hoặc mẩu chuyện bằng tiếng Anh, các em không cần nhớ thuộc lòng và học vẹt các cấu trúc ngữ pháp phức tạp lằng nhằng. Các em không cần học thuộc lòng cấu trúc “allow sb to do sth” như một cái máy. Thay vào đó, khi các em đọc sách tiếng Anh, thì các em sẽ nhanh chóng “cảm giác” được rằng câu “My mother doesn’t allow me play games” là sai, và câu “My mother doesn’t allow me to play games” mới là câu đúng.

Vì sao? Vì các em thấy câu thứ nhất nghe có vẻ sai sai, không có hợp lý. Làm sao mà các em có cảm nhận đó? Rất đơn giản ! Não bộ của các em đã quá quen với câu thứ hai rồi, các em đã gặp dạng cấu trúc đó cả trăm lần trong những cuốn sách rồi, và câu thứ nhất thì chưa bao giờ các em nhìn thấy cả!

Điều này cũng đúng với cả kỹ năng nói tiếng Anh (Speaking). Các em không cần học thuộc lòng từng câu giao tiếp tiếng Anh rời rạc như bình thường mọi người hay làm và được dạy. Thay vào đó, khi các em nghe nhiều đoạn hội thoại tiếng Anh, các em sẽ biết và “cảm giác” được rằng phải nói “do yoga” mới đúng, trong khi đó lại là “go swimming” hoặc “play football”. Những cụm từ đúng này sẽ trở thành con người các em một cách “tự nhiên”, và nói đúng khi giao tiếp tiếng Anh.

tiếng anh trẻ em 4

Các em có biết sự khác nhau giữa "một người học tiếng Anh” (=a learner) và "một người  bản xứ” (=native speaker) là gì không?

Người bản xứ “có cảm giác” điều gì là đúng, viết sao là đúng, nói như nào là đúng! Họ có thể biết được rằng một câu nghe có tự nhiên (=natural) hay không tự nhiên (=unnatural), và họ không cần lắp ráp những quy tắc ngữ pháp để biết hay nhớ những điều đó.

Cũng giống như tiếng Việt của chúng ta vậy. Nói thật với các em, nhiều khi chúng ta dễ dàng nói hoặc viết những câu tiếng Việt “chuẩn bản xứ” nhưng nếu bảo chúng ta giải thích lý do tại sao lại như vậy thì chúng ta hầu như không thể giải thích nổi! Bao nhiêu năm tiểu học và trung học, chúng ta được học sách tiếng Việt, vậy chúng ta thực sự nhớ được bao nhiêu quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, nhớ được bao nhiêu cấu trúc và đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt?

Tiếng Việt chúng ta giao tiếp hàng ngày đây có bao nhiêu phần trăm là do nhớ và áp dụng các quy tắc? Hay chúng ta giao tiếp “chuẩn bản xứ” tiếng Việt là nhờ chúng ta nghe những cuộc nói chuyện tiếng Việt hàng ngày xung quanh từ khi còn bé?

Thì tiếng Anh cũng vậy các em ạ. “Người bản xứ" có thể “cảm giác” được câu nào là “tự nhiên”, câu nào là “không tự nhiên” là bởi vì họ nghe và đọc rất rất nhiều các câu tiếng Anh trong suốt cuộc đời của họ. SỐ LƯỢNG INPUT ĐÚNG đưa vào là sự khác biệt duy nhất giữa “một người học tiếng Anh”  và “một người nói tiếng Anh bản xứ".

tiếng anh trẻ em 6


Như vậy thì, các em hoàn toàn cũng có thể nói tiếng Anh chuẩn như người bản xứ nếu các em dành đủ thời gian và có phương pháp đúng để thu nạp thật nhiều các INPUT!

3. INPUT tại OnE Language School?


Mình biết là hầu hết chúng ta khi học tiếng Anh thì đều nóng lòng làm sao nhanh chóng nói được tiếng Anh. Và đây cũng chính là điểm yếu mà nhiều nơi, nhiều khóa học khai thác tâm lý này để bán các khóa học tiếng Anh không thực sự hướng tới người học.

Nhưng vì hiểu được tầm quan trọng của INPUT trước khi các em học viên có thể giao tiếp tiếng Anh tốt, tại OnE Language School, tất cả các em học viên đều phải được trang bị đủ các nền tảng kiến thức trước khi bước vào giai đoạn thực hành giao tiếp.

WHAT?

Các em sẽ '' thu nhận'' được gì trong GIAI ĐOẠN 2?

Trong GIAI ĐOẠN 2 này, tất cả các hoạt động trong từng giờ học được cân nhắc trước, khi thiết kế nhằm hướng đến một mục đích cuối cùng là cung cấp cho các em học viên thật nhiều INPUT:

VOCABULARY

Từ vựng tiếng Anh là vô cùng quan trọng đối với sự thành công trong việc học tiếng Anh của các em, bởi vì hiểu biết từ vựng tiếng Anh giúp các em cải thiện tất cảcác kỹ năng tiếng Anh như Listening, Speaking, Reading, và Writing.

COMMON PHRASES

Cụm từ (thông dụng) tiếng Anh là một nhóm các từ đi cùng với nhau.  Một cụm từ thường có nghĩa khác với nghĩa khi chúng ta ghép nghĩa của từng từ đơn lẻ thành phần.  Do đó, việc các em học, nhớ và biết cách vận dụng các cụm từ thông dụng khi học tiếng Anh – đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp – rất quan trọng.

STRUCTURES

Các cấu trúc câu, hoặc các câu cơ bản giúp các em diễn đạt ý của mình tốt hơn trong tiếng Anh. Việc nắm được các câu đơn giản trong GIAI ĐOẠN 2 này, là nền tảng cho việc các em thực hành giao tiếp tiếng Anh sâu ở các GIAI ĐOẠN sau trong lộ trình học.

GRAMMAR

Ngữ pháp trong việc học tiếng Anh là một trong những thành tố quan trọng đối với các em. Đây cũng thường là một bộ phận khá khó và phức tạp đối với các em học viên. Hiểu biết ngữ pháp tiếng Anh giúp các em nói và viết tiếng Anh chính xác và dễ hiểu. Nếu không đúng ngữ pháp, thông tin các em truyền tải khi giao tiếp sẽ là một mớ hỗn độn, lộn xộn, không ai có thể hiểu được.

tiếng anh trẻ em 7


HOW?


Nếu bạn nào đọc nhiều bài viết của Violet, các bạn cũng biết mình đã lãng phí rất nhiều năm học tiếng Anh, vì học sai cách. 

Và các bạn có biết, hơn 12 năm trong số nhiều năm sai lầm đó, Violet đã học ngữ pháp và từ vựng như thế nào không?

Thầy cô sẽ dạy các cấu trúc ngữ pháp, yêu cầu các học sinh học thuộc. Rồi ra một loạt bài tập và làm. 12 năm học tiếng Anh chỉ làm đi làm lại các bài tập của những cấu trúc ngữ pháp đó. Có những cấu trúc ngữ pháp mình chỉ biết làm bài tập theo các quy tắc, và học thuộc để trả bài kiểm tra, chứ mình không được dạy cấu trúc đó được sử dụng như thế nào trong giao tiếp hàng ngày?

Còn từ vựng, không biết các bạn có được dạy theo cách mình đã từng học suốt hơn 12 năm không? Đó là trong mỗi buổi học, các thầy cô sẽ cho hàng loạt từ vựng, và yêu cầu học thuộc. Mình cũng chưa bao giờ được biết những từ vựng đó được dùng như thế nào trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày.

Để mình nói các bạn nghe, điều tồi tệ nhất mà sau này mình mới nhận ra đó là trong suốt hơn 12 năm, tụi mình không được dạy gì đến kỹ năng nghe và kỹ năng nói tiếng Anh cả ! Mà bạn biết rồi đấy, đó lại là hai kỹ năng tối quan trọng khi chúng ta giao tiếp tiếng Anh trong cuộc sống và công việc đúng không? Tệ thật.

Các bạn đang học từ vựng và ngữ pháp như thế nào? Có bạn nào cũng suốt mười mấy năm được dạy tiếng Anh giống mình đã từng được học không? Cùng comment ở dưới bài viết để chúng ta cùng trao đổi nha. Mình sẽ rất vui nếu nhận được phản hồi từ các bạn.

Đó cũng là một trong những lý do quan trọng nhất mà mình quyết định thành lập OnE Language School, nhằm đem đến cho các em học viên cách tiếp cận tiếng Anh thực tiễn hơn.

tiếng anh trẻ em 8

Tại OnE Language School,
trong GIAI ĐOẠN 2, tụi mình tập trung tối đa vào việc cung cấp INPUT cho các em học viên. Thay vì nhồi nhét các cấu trúc ngữ pháp khô khan phức tạp và hàng đống từ vựng “chết”, tụi mình chọn một đường đi khác. Đó là “nuôi dưỡng” trí não các em với nhiều INPUT tiếng Anh từ hai kỹ năng  chính là Reading và Listening.
 

Tụi mình chọn một đường đi khác. Đó là “nuôi dưỡng” trí não các em với nhiều INPUT từ hai kỹ năng chính là Reading và Listening.

Bởi vì khi các em đọc và nghe nhiều câu tiếng Anh đúng và chuẩn bản xứ, những câu này sẽ được lưu lại trong não bộ, trong trí nhớ của các em - như một cái kho tài nguyên, kho tài liệu vậy đó. Thì sau này, trong giao tiếp, tự các em sử dụng cái kho này và hoàn toàn có thể tạo ra những câu giao tiếp tương tự như vậy. Các em càng thu nạp được nhiều "nguyên liệu đầu vào" thì các em càng dễ bắt chước để tạo ra những câu giao tiếp tương tự. Và các em càng nói và viết tiếng Anh tốt hơn.

Sự kết hợp giữa Reading và Listening tại OnE Language School còn đem lại vô vàn lợi ích cho các em học viên.

Đọc nhiều tiếng Anh. Tự động các em cải thiện ngữ pháp, từ vựng,  mà không cần học thuộc một loạt danh sách cấu trúc hoặc từ vựng như trước đây. Đặc biệt hơn, đọc nhiều còn hỗ trợ rất rất tốt cho  kỹ năng viết tiếng Anh của các em sau này nữa. Đây chính là bước tụi mình chuẩn bị cho các em khi sang GIAI ĐOẠN 3.

Nghe nhiều tiếng Anh. Giúp các em nghe tiếng Anh tốt hơn. Đương nhiên rồi 😍. Nghe nhiều tiếng Anh còn tự động giúp các em củng cố lại phần phát âm đã được rèn luyện ở GIAI ĐOẠN 1, khi các em nghe trực tiếp từ người bản xứ. Quan trọng hơn, nghe nhiều tiếng Anh còn giúp các em nói tiếng Anh tốt hơn. Đây cũng là một bước chuẩn bị khác mà OnE Language School thiết kế cho các em học viên để bước sang GIAI ĐOẠN 3 – giai đoạn thực hành giao tiếp.

tiếng anh trẻ em 9

****

Tụi mình nghĩ rằng những cách học tiếng Anh truyền thống đã không còn phù hợp với thế hệ con em chúng ta sau này nữa. Do đó, nếu chúng ta không thay đổi và cải thiện, chúng ta sẽ rất khó để phát triển và theo kịp sự phát triển của các nước trên thế giới.

Suốt những năm còn sống, học tập và làm việc ở châu Âu, mình để ý thấy rằng trên thế giới, các bạn trẻ có thể giao tiếp bằng rất nhiều thứ ngôn ngữ. Khi lớn lên các bạn trở thành những công dân toàn cầu, tự tin và dễ hòa nhập. Con đường học tập và sự nghiệp rộng mở.

Nếu trẻ em Việt Nam chúng ta đến một ngoại ngữ như tiếng Anh mà cũng chật vật, học thì nhiều năm, hiệu quả thì ít, học không đúng trọng tâm, các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh quan trọng thì lại  không được chú trọng và nuôi dưỡng…thì mình nghĩ sẽ còn rất lâu thế hệ con em chúng ta mới có thể tự tin sải bước ra thế giới được...

tiếng anh trẻ em 10


CONVERSATION

0 comments:

Post a Comment